Dự án Thủy điện Lai Châu tại huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu có tổng mức đầu tư gần 40.000 tỷ đồng, là công trình xây dựng cấp đặc biệt, thuộc dự án trọng điểm quốc gia có quy mô lớn thứ ba được xây dựng trên sông Đà, đứng sau hai nhà máy Thủy điện Sơn La và Thủy điện Hòa Bình.
Quang Trung “đập vỡ” rào cản địa lý với dự án Thủy điện Lai Châu
Tiếp nối hào quang từ dự án Thủy điện Sơn La, Quang Trung ngay lập tức nhận được chỉ thị từ Thủ Tướng chính phủ tiếp tục thực hiện chế tạo cần cẩu hạng nặng để phục vụ xây dựng nhà máy Thủy điện Lai Châu - dự án thủy điện lớn thứ 3 trên sông Đà.
Cái khó của công trình Thủy điện Lai Châu là vị trí địa lý nằm tại khu vực hiểm hóc với đường vận chuyển vô cùng khó khăn, trắc trở. Vận chuyển các thiết bị nặng đến địa điểm xây dựng là một bài toán nan giải khiến hầu hết các doanh nghiệp ngán ngẩm, thậm chí là bỏ cuộc.
Thế nhưng đây lại cũng là một thách thức và cơ hội để Tập đoàn Công nghiệp Quang trung được sáng tạo và chứng minh thực lực và trí tuệ tài ba của mình. Với hệ thống thiết bị cần cẩu nặng hàng nghìn tấn và yêu cầu vận chuyển trong thời gian gấp gáp, Quang Trung lại một lần nữa khiến giới khoa học công nghệ phải thán phục vì kinh ngạc. Vậy đơn vị đã làm gì để lội ngược dòng?
Hành trình gian nan của chiếc cẩu 1200 tấn từ Uống Bí - Quảng Ninh đến Thủy điện Lai Châu
Dự án Thủy điện Lai Châu tại huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu có tổng mức đầu tư gần 40.000 tỷ đồng, là công trình xây dựng cấp đặc biệt, thuộc dự án trọng điểm quốc gia có quy mô lớn thứ ba được xây dựng trên sông Đà, đứng sau hai nhà máy Thủy điện Sơn La và Thủy điện Hòa Bình.
Chắp bút kí kết thành công dự án Thủy Điện Lai Châu với Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung
Ngày 6/8/2013, Quang Trung chính thức ký kết Hợp đồng số 33/2013/DAT ĐSL-KH-HĐ với Tập đoàn điện lực Việt Nam - EVN là đơn vị trực thuộc quản lý hai dự án Thủy điện Lai châu và Sơn La.
Theo hợp đồng, Quang Trung thực hiện gói thầu 3TB "Thiết kế, chế tạo, lắp đặt và hướng dẫn vận hành các loại cầu trục". Dự án đầu tư xây dựng công trình Thủy điện Lai Châu nằm tại địa chỉ: thị trấn Nậm Nhùn, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.
Với dự án này, đơn vị cần chế tạo và vận chuyển 1 cầu trục cỡ lớn 1200 tấn, 1 cẩu chân què và 1 cầu truc chân dê với với tải trọng cụ thể như sau:
- Cung cấp 02 bộ cầu trục gian máy tải trọng 560/90+10 tấn, Lk=28m. Khi liên kết 02 bộ cầu trục thành 1 cầu trục cỡ lớn với tải trọng 1.120 tấn.
- Cung cấp 01 cầu trục trung gian máy tải trọng 250/32+10 tấn, Lk=30,5m
- Cung cấp 01 cầu trục chân dê tải trọng 2x130/2x20+10 tấn, Lk=9,5m
Ngay sau khi kí kết xong hợp đồng, tập thể đội ngũ công nhân viên Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung ngay lập tức bắt tay vào công việc chế tạo. Vốn đã có kinh nghiệm chế tạo cẩu 1200 tấn và cẩu chân què từ dự án nhà máy Thủy điện Sơn La. Tháng 3/2015 Quang Trung nhanh chóng hoàn thành cần cẩu 1200 tấn theo đúng kế hoạch.
Tuy nhiên, việc vận chuyển chiếc cần cẩu khổng lồ nặng 2000 tấn là một điều không thể với hạ tầng giao thông đường bộ hiện nay. Nếu lựa chọn vận chuyển bằng đường thủy thì lại quá khó để băng qua 2 nhà máy Thủy điện Hòa Bình và Sơn La.
Đã nhiều ngày trôi qua, mọi phương án được đưa ra đều bất khả thi và dần đi vào bế tắc. Trong khi đó, nếu chiếc cần cẩu đến nhà máy bị chậm chỉ 10 ngày thôi, là cả công trình sẽ bị lùi lại cả 1 năm trời do chuẩn bị đến lúc chuyển giao mùa từ mùa mưa sang mùa khô, nhà nước có thể bị thiệt hại đến 4 nghìn tỉ đồng .
Không thể chậm trễ hơn được nữa, chiếc cần cẩu dù thành hay bại cũng phải được vận chuyển, và khả thi nhất vẫn là vận chuyển theo đường thủy.
Những ngày tháng trăn trở, lội ngược dòng cùng chiếc cần cẩu nghìn tấn của ông Nguyễn Tăng Cường
Hành trình gian nan trên chặng đường dài đầy hiểm trở đưa chiếc cần cẩu tải trọng 1200 tấn tới được nhà máy Thủy điện Lai Châu với ông Nguyễn Tăng Cường, nó vẫn hằn sâu trong trí nhớ như mới ngày hôm qua vậy.
Còn nhớ, khi chiếc cần cẩu được vận chuyển đến khu vực cầu Chương Dương, Hà Nội. Toàn bộ 2000 tấn thiết bị máy móc bị mắc cạn do mực nước trên sông Hồng lúc này chỉ đạt 80cm. Mặc dù đơn vị đã yêu cầu được hỗ trợ, và nhà máy Thủy điện Hòa Bình cũng đã xả hết công suất nhưng mực nước cũng chỉ dâng lên được 20cm, đoàn tàu vẫn không thể nhúc nhích.
Như tia sáng cuối đường hầm, ý tưởng thả nổi thiết bị bằng cách bơm khí ni-tơ lỏng vào bên trong thân cẩu của ông Nguyễn Tăng Cường như cứu cánh cho toàn bộ dự án. Tuy nhiên, ý tưởng táo bạo này còn gặp khó khăn do ban quản lý lo ngại chất lượng thiết bị sẽ bị ảnh hưởng bởi bị ngấm nước.
Không hề bỏ cuộc, ông Cường tiếp tục thuyết phục Ban chỉ đạo quản lý Thủy điện Lai Châu bằng các tính toán chính xác, đảm bảo độ rơi đập khi thả nổi cần cẩu sẽ không khiến chất lượng của chúng bị ảnh hưởng.
Đúng như dự liệu, chỉ trong thời gian ngắn, toàn bộ 2000 tấn thiết bị đã cập bến Thủy điện Hòa Bình. Ông Cường trực tiếp chỉ đạo đội ngũ công nhân sử dụng các thiết bị nâng hạ, vận chuyển cẩu vắt qua đập, sau đó lại tiếp tục vận chuyển thả nổi thiết bị ngược dòng đến nhà máy Thủy điện Sơn La. Cứ như vậy đưa thiết bị qua đập thủy điện Sơn La và chẳng mấy chốc chiếc cần cẩu khổng lồ đã chạm đích nhà máy Thủy điện Lai Châu.
Theo ông Cường, việc chế tạo chiếc cần cẩu không khiến không lo lắng bằng việc vận chuyển đưa chúng đến địa điểm lắp đặt. Những ngày tháng ăn không ngon, ngủ không đủ giấc với bao áp lực từ phía chủ đầu tư, về thời gian, tiến độ, chất lượng thiết bị khiến ông luôn trằn trọc mỗi đêm.
Với những đóng góp và hi sinh cho ngành cơ khí nước nhà, ông Nguyễn Tăng Cường vinh dự là người đầu tiên và duy nhất nhận được giải thường Hồ Chí Minh trong lĩnh vực Khoa học kỹ thuật, thiết kế, chế tạo cần cẩu.
Vậy là ông “ Vua thép” ngày nào giờ đây đã là một anh hùng lao động thời ký đổi mới, một trong 100 doanh nhân Việt Nam tiêu biểu. Hàng trăm giải thưởng tôn vinh ông với các huân chương hạng nhất nhì ba, giải sao vàng đất Việt cho những cống hiến của tập thể đội ngũ công nhân viên Tập đoàn Công nhiệp Quang Trung.
Thế nhưng, những bằng khen đó, những thành tích đó với ông Cường vẫn chỉ là lời động viên nhỏ bé. Bởi phí trước là cả một hành trình dài để ông dìu dặt Quang Trung từng bước mang thương hiệu chế tạo cơ khí Việt ngang tầm quốc tế.
Quang Trung “có duyên” với các dự án lớn
Thừa thắng xông lên, hàng loạt các dự án lớn đều do Quang Trung đứng ra làm nhà thầu chế tạo thiết bị nâng hạ như Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Sông Tranh, Huội Quảng, Bản Chát, Hủa Na....
Có thể có nhiều người nghĩ rằng, Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung may mắn khi được nhà nước ưu ái giao phó cho hầu hết các dự án trọng điểm quốc gia.
Hoặc Quang Trung nở rộ đúng thời điểm Chính phủ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cơ khí chế tạo trong nước từng bước nâng cao năng lực, tiến tới làm chủ công nghệ thiết kế và chế tạo thiết bị cho các nhà máy điện, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp cơ khí trong nước.
>> Câu trả lời là Đúng, với một doanh nghiệp vốn dĩ đã có tiềm lực về công nghệ, cơ sở vật chất và con người như Quang Trung thì chỉ còn thiếu một điều , đó là cơ hội. Nhưng cơ hội nhiều đi kèm với thách thức lớn thì áp lực hoàn thiện lại càng tăng lên.
Tiêu biểu như cơ hội từ dự án nhà máy thủy điện Sơn La, liệu có doanh nghiệp nào dám nhận một dự án chế tạo cần cẩu nặng 1200 tấn trong khi bản thân lại chưa từng sản xuất một thiết bị lớn như vậy.
Liệu rằng ai có thể gan dạ dám đánh cược sinh mạng của người thân, gia đình cùng 28 triệu dân vùng hạ lưu nếu như quá trình vận chuyển vận chuyển chiếc cẩu khổng lồ của dự án thủy điện Lai Châu xảy ra sai sót.
Sự táo báo và tin tưởng vào khả năng của mình là tiền đề để Quang Trung lấy được niềm tin, uy tín từ các đơn vị. Để rồi cái được gọi là “ duyên” với các dự án lớn sau này âu cũng là lẽ tất nhiên.
Kết lại: Thành công với thương hiệu chế tạo cần cẩu số 1 Việt Nam ngày hôm nay chính là phần thưởng xứng đáng và không thể phủ nhận của Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung.
Những hình ảnh đáng nhớ được ghi lại của Dự án Thủy điện Lai Châu.
(Lắp đặt roto tổ máy số 1 nặng hàng nghìn tấn hồi cuối năm 2014 để kịp thời phát điện tổ máy số 1 sớm hơn 3 tháng so với kế hoạch)
(Công trình nhà máy thủy điện Lai Châu bắt đầu thành hình rõ nét tháng 10-2014)