Việc nội địa hóa thành công với tỷ lệ cao như ở công trình Nhà máy thủy điện Sơn La, đã đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của ngành cơ khí trong việc thiết kế chế tạo. Đây thực sự là một thách thức và cơ hội cho Xây dựng Công nghiệp Quang Trung để phát triển công nghệ sản xuất cẩu trục, công trục hiện đại
Việc nội địa hóa thành công với tỷ lệ cao như ở công trình Nhà máy thủy điện Sơn La, đã đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của ngành cơ khí trong việc thiết kế chế tạo. Đây thực sự là một thách thức và cơ hội cho Công ty Xây dựng Công nghiệp Quang Trung để phát triển công nghệ sản xuất cẩu trục, công trục hiện đại.
Tuy nhiên, để đầu tư xây dựng một công trình thủy điện rất tốn kém về thời gian và tiền bạc. Phần lớn các Nhà máy thủy điện của chúng ta khi xây dựng phải mua thiết bị máy móc của nước ngoài còn nhiều, vì thế tốn một lượng ngoại tệ không nhỏ cho ngành điện.
Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa thiết bị cho các nhà máy thủy điện - Thủy điện Sơn La
Trước thực trạng trên, năm 2005, Chính phủ có chủ trương nội địa hoá các thiết bị nhà máy thuỷ điện và quán triệt tới tất cả các Bộ, ngành và các nhà đầu tư. Với tư vấn của các nhà thiết kế, việc nội địa hoá thiết bị cơ khí thuỷ công được đánh giá là khả thi, mặc dù tại thời điểm đó, ta chưa có khả năng thiết kế thiết bị này. Bộ Công Thương đã giao cho một số nhà thiết kế, chế tạo trong nước thiết kế chế tạo thiết bị cơ khí thuỷ công cho 8 dự án thuỷ điện.
Đến nay, đã thực hiện thành công các dự án làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo tại Nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ
Với công trình thủy điện Sơn La, điểm đáng mừng là tỷ lệ nội địa hóa các thiết bị nhà máy thủy điện này đã đạt hơn 30%, trong đó LILAMA 10 chế tạo hơn 4.500 tấn thép ốp xả sâu, thiết bị hạ lưu, các thiết bị đặt sẵn, phụ trợ; Tổng công ty Ðiện lực chế tạo 8.000 tấn ống áp lực; 12.000 tấn thiết bị cửa nhận nước liên danh với các nhà thầu nước ngoài; Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp Quang Trung đảm nhận chế tạo một số thiết bị cầu trục...
Thủy điện Sơn La là một dự án có quy mô rất lớn với tổng vốn đầu tư trên 2 tỷ USD. Chủ đầu tư là Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, và có tới hơn một chục công ty Việt Nam tham gia xây dựng. Đập chính dài hơn một cây số với chiều cao tối đa 138,1 m. Hồ chứa nước rộng tới hơn 200 km2 nằm trên địa bàn các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, ...
Ngoài ra, điều đáng tự hào của công trình thủy điện Sơn La không chỉ ở tính hiện đại và quy mô là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với tổng công suất 2.400 MW, mà còn là công trình lớn đầu tiên mà tất cả các khâu quan trọng từ chủ trì thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, đến thực hiện xây dựng đập, lắp đặt thiết bị, chế tạo thiết bị thủy công, cẩu trục gian máy đều do những kỹ sư và công nhân Việt Nam thuộc các doanh nghiệp trong nước thực hiện; thể hiện sự vươn lên mạnh mẽ, trưởng thành vượt bậc của đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân Việt Nam về năng lực quản lý, điều hành, thiết kế, chế tạo và xây lắp, nhất là đối với các công trình thuỷ điện lớn. Điều này cho thấy khả năng tự tin mạnh mẽ hơn về khả năng nội lực của chúng ta trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa thiết bị cho các nhà máy thủy điện tại Việt Nam - Thủy điện Lai Châu
Chủ trương của Chính phủ về tăng cường nội địa hóa thiết bị khi xây dựng các công trình thủy điện là hoàn toàn đúng đắn. Những năm trước đây, toàn bộ các thiết bị nâng hạ gồm cẩu trục, cổng trục, cẩu chân đế, cẩu bánh xích, cẩu bánh lốp của nước ta đều phải nhập từ nước ngoài với giá thành cao và đã tốn một lượng ngoại tệ lớn của đất nước. Trong khi ngành công nghiệp chế tạo máy của chúng ta luôn thiếu việc làm, còn các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo máy phải đối mặt với muôn vàn khó khăn ở mọi phương diện.
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây bức tranh về cơ khí Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực cơ khí chế tạo các thiết bị nâng hạ đã có những gam màu tươi sáng hơn, mà việc nội địa hóa thành công với tỷ lệ cao như ở công trình Nhà máy thủy điện Sơn La, đã đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của ngành cơ khí trong việc thiết kế chế tạo, đã tô thắm thêm cho bức tranh đó. Cơ khí được xem là một ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội. Chủ trương đó của Chính phủ đã đi vào thực tế, phát huy tác dụng, thúc đẩy kinh tế phát triển và tạo được nhiều công ăn việc làm cho lao động trong nước. Đó cũng là sự nỗ lực không ngừng trong lao động và sáng tạo của các công ty, doanh nghiệp cơ khí chế tạo máy của đất nước.
- Theo Báo Dân trí -